Sign In

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Nhiều lĩnh vực trong nông nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ carbon và hướng đến mục tiêu Net Zero

12:30 24/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng diễn đàn “Lắng nghe nông dân nói” với chủ đề “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn” là dịp để Bộ Tài nguyên và Môi trường truyền tải những thông điệp, phổ biến những cơ chế chính sách mới và quan trọng đến từng cấp hội nông dân, để từ đó lan tỏa đến từng bà con nông dân trên cả nước.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy cho rằng, trong thời tới, nếu chúng ta đầu tư thêm, dùng phân hữu cơ, thuốc sinh học... áp dụng vào trong nông nghiệp phát thải thấp nói chung sẽ có tiềm năng bán tín chỉ carbon và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

 

small_20241124_bt-doi-thoai-nong-dan_29.jpg

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy trả lời các câu hỏi của nông dân Việt Nam tại diễn đàn “Lắng nghe nông dân nói” với chủ đề “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn”

 

Đặt câu hỏi tại diễn đàn, ông Nguyễn Quốc Huy - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thông tin, hiện nay HTX Nấm Tam Đảo đang đầu tư phát triển vùng nguyên liệu trồng dâu nuôi tằm tại một số tỉnh vùng núi như Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Cao Bằng.

Dâu tằm là cây lâu đời ở Việt Nam, dâu là cây lấy lá nhưng luôn được duy trì tối thiểu 5 lá ở thời điểm cuối vụ, do vậy trên bề mặt luôn giữ được mặt bằng phủ xanh.

 

ong-nguyen-quoc-huy-1732412493457712831390.jpg

Ông Nguyễn Quốc Huy - Nông dân Việt Nam xuất sắc 2023, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

 

Ông Huy dẫn chứng, trồng dâu đang mang lại thu nhập cao đến 300 triệu đồng/năm, trừ chi phí còn 180 triệu đồng/năm. Đồng thời trong toàn bộ quá trình trồng dâu nuôi tằm rất hạn chế sử dụng phân bón hoá học có chứa đạm vô cơ giúp bảo vệ môi trường, tạo dinh dưỡng cho đất. HTX đang làm việc với nhiều tỉnh để xuất khẩu sản phẩm ra thế giới, cơ hội tơ tằm, tơ lụa của chúng ta rất tiềm năng, nhất là tại thị trường Ấn Độ.

“Để mang hiệu quả lâu dài, chúng tôi không sử dụng thuốc BVTV nên mức độ bảo vệ môi trường rất tốt. Vậy tôi xin hỏi với các diện tích trồng dâu theo vùng lớn có thể được đo đếm và cấp chứng nhận tín chỉ carbon không?” – nông dân Nguyễn Quốc Huy đặt vấn đề.

 

Trồng dâu phát thải rất thấp, có tiềm năng bán tín chỉ carbon

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Quốc Huy, nông dân Việt Nam xuất sắc 2023, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc HTX nấm Tam Đảo (Tam Đảo, Vĩnh Phúc), Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy rất tâm đắc với câu hỏi và thông tin mà đại biểu Huy nêu ra: Phát triển diện tích trồng dâu nuôi tằm và hướng đến được cấp và bán tín chỉ carbon".

 

small_20241124_bt-doi-thoai-nong-dan_28(1).jpg

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Quốc Huy, nông dân Việt Nam xuất sắc 2023

 

Theo Bộ trưởng Bộ TN&MT, hiện nay nhu cầu phát triển trồng râu nuôi tằm lớn, không chỉ trong nước và ngoài nước. Nhất là tại các địa phương vùng núi phía Bắc như Yên Bái, Lào Cai, Vĩnh Phúc... đã chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm cho hiệu quả kinh tế rất cao, theo ước tính có thể thu nhập từ 250 triệu đến 300 triệu đồng/ha/ năm. Cây trồng này có thể phát triển được trên đất đồi, đất dốc mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân rất tốt.

Đặc biệt tại Yên Bái, còn thu hút được nhà máy ươm tơ quy mô lớn và cho chất lượng cao xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới.

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, nếu chúng ta đầu tư thêm, dùng phân hữu cơ, thuốc sinh học... áp dụng vào trồng dâu thì phát thải rất thấp, do vậy có tiềm năng bán tín chỉ carbon. “Sắp tới, chúng tôi sẽ hỗ trợ các địa phương và bà con. Chúng ta hướng tới, xây dựng các phương thức cấp chứng chỉ carbon với các diện tích trồng dâu nuôi tằm, góp phần đạt mục tiêu Net zero vào năm 2050.” - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thông tin.

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho rằng, không chỉ lĩnh vực này mà còn nhiều lĩnh vực khác trong nông nghiệp sẽ được cấp chứng chỉ carbon và đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

 

Sẽ có tiêu chí hướng dẫn nông dân thực hiện sản xuất hướng tới mục tiêu Net Zero

Trả lời những thắc mắc, kiến nghị của các đại biểu về nông dân thực hiện sản xuất hướng tới mục tiêu Net Zero, ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Chủ đề về sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu đang các bộ, ngành và các địa phương rất quan tâm. Vì phát thải thấp trong nông nghiệp gắn với phát triển ở địa phương, Chính phủ và Bộ Nông nghiệp PTNT đang triển khai rất nhiều giải pháp để giảm phát thải. Trong tổng cơ cấu phát thải khí nhà kính thì phát thải lớn nhất là năng lượng chiếm đến 62%, sau đó là nông nghiệp.

tang-the-cuong-17324167872171360903565.jpg

Ông Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

 

Tầm quan trọng của ngành nông nghiệp trong giảm phát thải có quan trọng rất lớn. Triển khai công tác giảm phát thải khí nhà kính, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có những giải pháp rất tích cực. Thứ nhất, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Chỉ đạo COP 26 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành kế hoạch giảm phát thải đến 2030, trong đó có nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, đất. Bộ Nông nghiệp cũng đang triển khai rất mạnh để ban hành các quy định mang tính chất hướng dẫn thực hiện giảm phát thải thấp, đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp, Bộ cũng đang xây dựng và ban hành xác định tín chỉ carbon.

Trong lâm nghiệp, các đối tác quốc tế đang rất chú ý đến nước ta với tiềm năng về rừng. Việt Nam đã chuyển nhượng thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.200 tỷ đồng). Đây là bước khởi đầu về tiềm năng thương mại tín chỉ carbon rừng. Các chuyên gia cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng về rừng, với hơn 14,86 triệu ha, đạt tỉ lệ che phủ 42,02% và là lĩnh vực duy nhất phát thải ròng âm...

 

small_20241124_bt-doi-thoai-nong-dan_21.jpg

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy trao đổi với các đại biểu hội nông dân bên lề diễn đàn sáng ngày 24/11

 

Trong nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT đang phối hợp với Ngân hàng thế giới và các đối tác triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chuyên canh chất lượng cao, giảm phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long. Qua 2 năm triển khai, chúng ta đã đạt được những kết quả rất tích cực.

Để hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và hướng tới mục tiêu Net Zero, Cục Biến đổi khí hậu sẽ tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp Bộ Nông nghiệp và PTNT dần dần ra được tiêu chí hướng dẫn cụ thể để bà con thực hiện. Tôi mong rằng bà con nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp chúng ta sẽ cùng nhau làm nên những vấn đề từ bỡ ngỡ trở nên quen thuộc.

 

 

 

Khương Trung

Ý kiến

Quyết liệt gỡ khó cho dự án, đất đai để khơi thông nguồn lực, tránh thất thoát lãng phí

Quyết liệt gỡ khó cho dự án, đất đai để khơi thông nguồn lực, tránh thất thoát lãng phí

Chiều 26/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về chỉ đạo, đôn đốc việc rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù, văn bản có liên quan thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, nghị quyết của Quốc hội về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong các kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại một số tỉnh, thành phố.
Tổng kết công tác phối hợp ban hành các Luật, Nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Tổng kết công tác phối hợp ban hành các Luật, Nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều tối 25/12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp ban hành các luật, nghị quyết lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV do Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp tổ chức.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy biểu dương kết quả nổi bật của Tạp chí Môi trường trong 25 năm xây dựng và phát triển

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy biểu dương kết quả nổi bật của Tạp chí Môi trường trong 25 năm xây dựng và phát triển

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật mà Tạp chí Môi trường đã đạt được, cũng như cống hiến, tâm huyết của các thế hệ cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Tạp chí Môi trường trong suốt chặng đường 25 năm xây dựng và phát triển. Những kết quả đó đã góp phần tích cực vào thành tựu chung của ngành Tài nguyên và Môi trường nói riêng, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.