Tham gia cùng đoàn. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy có Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng cùng lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đã đi thăm quan nhà máy đốt rác phát điện Meguro (Tokyo, Nhật Bản).
Tại đây, thứ trưởng Matsuzawa, phụ trách vấn đề môi trường toàn cầu, Bộ Môi trường Nhật Bản giới thiệu cho đoàn công tác của Việt Nam về chính sách quản lý chất thải đô thị và hoạt động của Nhà máy Đốt rác phát điện Meguro.
Theo đó, nhà máy đốt rác Meguro nằm tại quận Meguro, Tokyo, là một trong những cơ sở xử lý rác thải hiện đại nhất của Nhật hiện nay. Nhà máy hiện đang sử dụng công nghệ đốt tiên tiến “JFE hyper 21 - Đốt liên tục” để xử lý rác thải sinh hoạt, giúp giảm thiểu lượng rác chôn lấp và tận dụng nhiệt lượng sinh ra để phát điện.
Thứ trưởng Matsuzawa, phụ trách vấn đề môi trường toàn cầu, Bộ Môi trường Nhật Bản giới thiệu cho đoàn công tác của Việt Nam về chính sách quản lý chất thải đô thị và hoạt động của Nhà máy Đốt rác phát điện Meguro.
Tỷ lệ xử lý, đốt của nhà máy hiện có thể đạt đến 99% lượng rác thải đầu vào, qua đó chỉ còn khoảng 1% rác thải được đưa ra môi trường, tiết kiệm đáng kể quỹ đất và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
Nhà máy hiện tiếp nhận và xử lý rác thải sinh hoạt từ các khu vực lân cận của Tokyo. Cơ quan môi trường Tokyo yêu cầu người dân phân loại rác tại nguồn thành các loại như rác đốt được, rác không đốt được, rác tái chế và một số loại khác. Rác đốt được, bao gồm thực phẩm thừa, giấy bẩn và các sản phẩm nhựa không tái chế, được thu gom định kỳ hằng ngày và chuyển đến các nhà máy đốt rác như Nhà máy Meguro để phân loại một lần nữa trước khi đốt.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đánh giá nhà máy đốt rác Meguro không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý rác thải mà còn góp phần cung cấp năng lượng cho thành phố thông qua việc phát điện từ nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đốt rác.
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy và Bí thư tỉnh uỷ Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đã đi thăm quan nhà máy đốt rác phát điện Meguro (Tokyo, Nhật Bản).
Nhà máy hoạt động theo nguyên lý: nghiền - ép - đốt. Rác sau khi thu gom được nghiền và ép thành khối giúp giảm thể tích rác xuống còn 1/20 (để tiết kiệm không gian lò đốt), sau đó được đốt ở nhiệt độ cao. Quá trình này cũng đảm bảo khí thải được xử lý để không gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
Về thiết kế, Nhà máy được thiết kế với chiều cao cho phép và theo cấu trúc bậc thang để đảm bảo cấu trúc cảnh quan hài hòa, thân thiện khi nhìn từ ngoài vào. Ở bên trong, Nhà máy trồng cây, phủ xanh tối đa để tạo “vùng đệm xanh” giữa Nhà máy với khu dân cư và sông Meguro, đồng thời xây dựng tường giảm âm để giảm thiểu tiếng ồn do các phương tiện thu gom rác thải và máy đốt rác tạo ra.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy thăm quan mô hình lò đốt rác của Nhà máy
Tại đây, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy ghi nhận và đánh giá nhà máy đốt rác Meguro không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý rác thải mà còn góp phần cung cấp năng lượng cho thành phố thông qua việc phát điện từ nhiệt lượng sinh ra trong quá trình đốt rác.
Thứ trưởng Matsuzawa cho rằng đây là một phần trong chiến lược tổng thể của Tokyo nhằm xây dựng một hệ thống quản lý rác thải hiệu quả và bền vững, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Thứ trưởng Matsuzawa trao đổi bên khuôn viên nhà máy
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy và Thứ trưởng Matsuzawa chụp ảnh lưu niệm bên khuôn viên nhà máy
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, Thứ trưởng Matsuzawa chụp ảnh lưu niệm với đoàn công tác
Trước đó, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã tháp tùng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trong cuộc làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren) do hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt của Keidanren chủ trì.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chụp ảnh cùng lãnh đạo Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN
Cuộc làm việc đã đạt được nhiều kết quả thực chất đối với doanh nghiệp, địa phương hai nước. Thông qua cuộc làm việc, doanh nghiệp và địa phương hai bên tận dụng cơ hội, tăng cường hơn nữa giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực, phát huy thế mạnh của mỗi bên, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản, tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ song phương để cùng phát triển trong thời gian tới.