Sign In

Phát biểu Kết luận của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tại diễn đàn Lắng nghe nông dân nói

12:31 24/11/2024

Chọn cỡ chữ A a  

Phát biểu Kết luận Diễn đàn "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường lắng nghe nông dân nói" , Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Mội trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định : Với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ngành, cùng với tình cảm đặc biệt dành cho bà con nông dân và các cấp hội nông dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc đổi mới, phát huy, vai trò, vị trí của nông dân và các cấp hội để cùng chung tay, góp sức thực hiện mục tiêu phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

PHÁT BIỂU KẾT LUẬN CỦA BỘ TRƯỞNG ĐỖ ĐỨC DUY

TẠI diễn đàn “LẮNG NGHE NÔNG DÂN NÓI”

 

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu tại diễn đàn “Lắng nghe nông dân nói” với chủ đề “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn

 

-  Kính thưa đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam,

- Thưa toàn thể quý vị đại biểu và bà con nông dân tham dự diễn đàn!

 

Thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tôi trân trọng cảm ơn Đồng chí Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam và đánh giá cao sáng kiến của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức và đồng chủ trì Diễn đàn có ý nghĩa rất quan trọng này.

Trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo các đơn vị trực thuộc các bộ, ngành, địa phương; các chuyên gia, nhà khoa học; các cấp Hội Nông dân các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc và toàn thể hội viên Hội Nông dân Việt Nam đã tham dự, đóng góp ý kiến, trao đổi, thảo luận và chia sẻ những sáng kiến, kinh nghiệm quý báu tại Diễn đàn.

Thưa các quý vị đại biểu,

Trong thời lượng buổi sáng ngày hôm nay, Diễn đàn của chúng ta đã được lắng nghe, trao đổi và thảo luận với hơn 20 nhóm câu hỏi, ý kiến phản ánh với tinh thần thẳng thắn, tâm huyết và trách nhiệm cao của cán bộ hội nông dân, các  hội viên nông dân xuất sắc, các Hợp tác xã tiêu biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp... Các nội dung thảo luận tại Diễn đàn là sự chuẩn bị về nội dung quan trọng trước thềm Hội nghị đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với nông dân năm 2024 dự kiến diễn ra vào tháng 12 tới đây.

Thay mặt các đồng chí đồng chủ trì Diễn đàn, Tôi xin tổng hợp các nội dung chính được quan tâm, trao đổi tại Diễn đàn như sau:

Thứ nhất, về nội dung thảo luận liên quan tới các giải pháp, chính sách khơi thông nguồn lực đất đai cho phát triển bền vững, chúng ta đã trao đổi, thảo luận nhiều vấn đề liên quan tới việc thể chế hóa các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII gồm: Nghị quyết số 18-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao và Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

 Trong đó, đã tập trung thảo luận, đối thoại về triển khai các điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành có liên quan mật thiết đến nông nghiệp, nông thôn, cụ thể là: 

(i) Thời hạn cho thuê đất; gia hạn thời gian sử dụng đất, mở rộng đối tượng, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp; phương thức thực hiện tập trung, tích tụ đất nông nghiệp; giao đất, cho thuê đất thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, giúp tạo ra sự minh bạch trong tiếp cận đất đai theo cơ chế thị trường; chính sách hỗ trợ bằng hình thức đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm việc làm cho người có đất thu hồi là đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ.

(ii) Tiếp cận đất đai, thuê đất, chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với tổ chức kinh tế là người sử dụng đất (gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh); chính sách, biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đảm bảo cho người sử dụng đất nông nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, phát huy nguồn lực đất đai.

(iii) Cơ chế, chính sách giao khu vực biển, xác định ranh giới, diện tích khu vực biển cho sản xuất ngư nghiệp.

(iv) Đặc biệt, các quy định về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất; các quy định về quỹ đất nông lâm trường chuyển giao về địa phương quản lý, bao gồm việc công nhận quyền sử dụng đất cho người đang sử dụng vào mục đích nông nghiệp; thực hiện giao đất, cho thuê đất đối với các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên (như đồng bào dân tộc thiểu số, người có công với cách mạng); giao đất cho thuê đất đối với người chưa có đất hoặc thiếu đất sản xuất…

Thứ hai, các cơ chế, chính sách, giải pháp về bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn để thực hiện cam kết của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng ‘0” và , cụ thể như:

(i) Tiếp cận toàn dân để thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Trong đó, nông nghiệp, nông thôn và nông dân đóng vai trò then chốt trong triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thông qua chuyển đổi sinh kế, giống cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ; việc đo lường, định lượng mức giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ các-bon trong Đề án một triệu héc-ta lúa gạo chất lượng cao, phát thải thấp; việc giao dịch tín chỉ các-bon rừng, chứng chỉ FSC; việc hỗ trợ chương trình tập huấn, tăng cường năng lực cho các cấp hội nông dân về ứng phó với biến đổi khí hậu.

­(ii) Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi, trong đó tập trung quản lý thông qua quy hoạch vùng chăn nuôi, gắn với quy hoạch bảo vệ môi trường; phát triển các mô hình chăn nuôi - trồng trọt - nuôi trồng thủy sản phát thải thấp; tăng cường tiếp cận, phổ biến, áp dụng các mô hình, giải pháp xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, chất thải chăn nuôi (như: phân loại chất thải rắn tại nguồn, ủ phân hữu cơ, thu hồi năng lượng, nguyên liệu từ chất thải).

Hạn chế và kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, nhất là kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động sản xuất của các làng nghề, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ; kiểm soát nguồn nước gây ô nhiễm môi trường do hoạt động nông nghiệp xả thải trực tiếp ra các sông;các cơ chế, chính sách thúc đẩy tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ môi trường; giải quyết các vấn đề gây bức xúc của người dân nông thôn do ô nhiễm môi trường; tình trạng khai thác cát làm sạt lở bờ sông…

(iii) Các vấn đề cấp bách đặt ra trong dự báo, cảnh báo sớm thiên tai, mưa lũ, sạt lở đất; khoanh vùng các khu vực có nguy cơ sạt ở, lũ quét tại khu vực Trung du, miền núi phục vụ phòng, chống thiên tai, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện ổn định, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.

Các nội dung được nêu tại Diễn đàn cơ bản đã được đại diện các cơ quan, đơn vị chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giải đáp, làm rõ. 

Đây là các vấn đề thực tiễn thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các ngành Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nhiều vấn đề liên quan, tác động trực tiếp đến quyền, lợi ích, đời sống, sản xuất của người nông dân, cũng như khu vực nông nghiệp, nông thôn. Chúng tôi hy vọng rằng các ý kiến trao đổi, giải đáp, hướng dẫn đã cơ bản đáp ứng yêu cầu và sẽ được vận dụng hiệu quả trong quá trình triển khai trên thực tế.

Thưa các quý vị đại biểu,

Thực hiện Kết luận số 81-KL/TW ngày 04/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới; gắn với thực hiện các Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII và chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã thể hiện rõ vai trò kiến tạo phát triển của Chính phủ theo tinh thần đồng hành, hỗ trợ, chia sẻ cùng nông dân; lấy người nông dân là trung tâm, là đối tượng phục vụ, tạo môi trường thuận lợi cho nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với tinh thần đó, Tôi đề nghị các đơn vị trực thuộc của hai cơ quan và các bộ, ngành tiếp tục rà soát, tổng hợp, giải đáp, hướng dẫn kịp thời các câu hỏi, ý kiến chưa được trực tiếp trả lời tại Diễn đàn; đồng thời phối hợp, tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau đây:

Một là, chủ động phối hợp chặt chẽ với các cấp hội nông dân, hợp tác xã tích cực quán triệt, tuyên truyền, giáo dục, tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong nhận thức và hành động của toàn xã hội nói chung và hội viên nông dân cả nước nói riêng về quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu theo xu thế chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn, phục hồi hệ sinh thái; hướng đến mục tiêu phát triển bền vững và trung hòa các-bon; thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo; phát huy vai trò chủ thể của nông dân, người dân nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã. 

Xác định thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vừa là thách thức, nhưng đồng thời cũng là cơ hội để phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống người dân nông thôn.

Đổi mới công tác tuyên truyền, vận động, tập hợp, đoàn kết nông dân; nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua, cuộc vận động trong thực hiện các chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường; lồng ghép với tuyên truyền, vận động thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đặc biệt, gắn công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách tài nguyên và môi trường với giải quyết, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc mang lại những lợi ích thiết thực cho bà con nông dân; tạo điều kiện để bà con tiếp cận những chính sách mới, khơi thông các nguồn lực, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn hiệu quả, bền vững.

Chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí, khát vọng vươn lên, nỗ lực học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; chung tay, góp sức xây dựng nông nghiệp sinh tái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, góp phần tích cực phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. 

Tăng cường truyền thông về chủ trương, chính sách, pháp luật, các mô hình hay, cách làm hiệu quả, gương điển hình, tiên tiến trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông tin, truyền thông của các cấp hội nông dân; lồng ghép việc thực hiện các chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường trong các mô hình, hoạt động phong trào, công tác thông tin, truyền thông của các cấp hội.

Hai là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện và tổ chức thực thi có hiệu quả hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu gắn với nông nghiệp, nông dân và nông thôn. 

Trong đó tập trung triển khai đầy đủ, toàn diện Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, Luật Tài nguyên nước năm 2023, Luật Đất đai năm 2024, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và các văn bản hướng dân thi hành.

Đối với việc triển khai Luật Đất đai năm 2024, có rất nhiều điểm mới tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nông dân, cũng như chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số cần được phổ biến, hướng dẫn sâu rộng để người nông dân nắm bắt, vận dụng các chính mới này để phát triển kinh tế gia đình, kinh tế nông thôn và tham gia xây dựng nông thôn mới bền vững.

Ba là, đẩy mạnh chuyển đổi xanh, kinh tế các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn; tập trung giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn, các nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên và đa dạng sinh học. Đặc biệt, thúc đẩy phát triển, ứng dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp; đề xuất chính sách thu hút các dự án đầu tư sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên trong nông nghiệp. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính cho các lĩnh vực phát triển nông nghiệp; thiết lập và vận hành hiệu quả thị trường các-bon nói chung, và trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp nói riêng.

Bốn là, thường xuyên cập nhật, hướng dẫn người dân, cộng đồng các kế hoạch, phương án phòng ngừa thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu ở những khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ quét, sạt lở đất, địa bàn trung du, miền núi. Thực hiện các giải pháp tổng thể về phòng, chống xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún vùng đồng bằng sông Cửu Long; chủ động quy hoạch, di dời, tái định cư cho người dân ở các khu vực có nguy cơ rủi ro thiên tai cao. 

Năm là, tối ưu hóa việc đưa các diện tích đất chưa sử dụng vào sử dụng trong thực tế; kiểm soát chặt hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác cát sỏi lòng sông, ven biển.

Khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn nước trong nông nghiệp, góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước; tiếp tục phân cấp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng dân cư.

Sáu là, tập trung nguồn lực giải quyết hiệu quả các vấn đề môi trường nông thôn, đặc biệt là xử lý nước thải làng nghề; cải tạo, phục hồi môi trường các lưu vực sông, hồ chứa, công trình thủy lợi bị ô nhiễm; thực hiện hiệu quả việc thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, bao bì, thuốc bảo vệ thực vật, giảm thiểu chất thải nhựa; tái chế, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vi sinh, hữu cơ trong canh tác và phát triển kinh tế nông nghiệp; bảo đảm cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo; bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển.

Với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Ngành, cùng với tình cảm đặc biệt dành cho bà con nông dân và các cấp hội nông dân, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho việc đổi mới, phát huy, vai trò, vị trí của nông dân và các cấp hội để cùng chung tay, góp sức thực hiện mục tiêu phát triển “nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Với những ý nghĩa quan trọng đó, một lần nữa, tôi đề nghị các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và Hội Nông dân Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, rà soát các ý kiến, đề xuất đã nêu tại Diễn đàn để sớm giải quyết, xử lý dứt điểm, đồng thời tiếp thu, hoàn thiện trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách.

Tôi xin trân trọng cảm ơn đồng chí Lương Quốc Đoàn, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam; cảm ơn các quý vị đại biểu, khách quý; đặc biệt gửi lời cảm ơn bà con hội viên Hội Nông dân Việt Nam đã tích cực ủng hộ các chủ trương, chính sách của Ngành tài nguyên và môi trường trong thời gian qua và rất mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ, phối hợp của bà con trong thời gian tới khi Ngành tài nguyên và môi trường tiếp tục tham mưu, đề xuất ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách nhằm triển khai các chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần xây dựng và phát triển bền vững đất nước.  

Một lần nữa, thay mặt Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tôi gửi tới các quý vị đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện lãnh đạo, các hội viên các cấp từ trung ương đến địa phương của Hội nông dân Việt Nam lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công.

Xin trân trọng cảm ơn./. 

CTTĐT

Ý kiến

Phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường

Sáng nay 21/12, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Ngành Tài nguyên và Môi trường. Hội nghị có sự tham dự, chỉ đạo của đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên BCH TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ và Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tham dự Hội nghị có Lãnh đạo các Ban, Bộ, ngành Trung ương; Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là Hội nghị có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Ngành tài nguyên và môi trường không chỉ trong năm 2025, mà còn trong cả nhiệm kỳ và giai đoạn tiếp theo. Tại Hội nghị, đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên BCH TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có bài phát biểu quan trọng, trong đó nhấn mạnh những kết quả nổi bật của Ngành Tài nguyên và Môi trường trong năm 2024. Trang thông tin Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trân trọng giới thiệu bài phát biểu này của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy.
Phát biểu của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tại Diễn đàn

Phát biểu của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tại Diễn đàn "Lắng nghe nông dân nói "

Sáng ngày 24/11/2024, tại Trung tâm Hội nghị 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” với chủ đề “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn”. Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, Diễn đàn dịp để Bộ Tài nguyên và Môi trường truyền tải những thông điệp, phổ biến những cơ chế chính sách mới và quan trọng đến từng cấp hội nông dân, để từ đó lan tỏa đến từng bà con nông dân trên cả nước. Cổng thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy.

Phát biểu khai mạc của Bộ trưởng Đỗ Đức Duy tại Hội nghị Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại Việt Nam

Ngày 14/11/2024, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với Ủy ban Khoa học công nghệ và Môi trường của Quốc Hội và UBND thành phố Hà Nội chủ trì Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam” (Hội Nghị). Đồng chí Đỗ Đức Duy, Ủy viên BCH TƯ Đảng, Bộ trưởng Bộ TN&MT, đồng chí Nguyễn Trọng Đông, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chủ trì hội nghị. Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã có bài phát biều khai mạc Hội nghị, nhấn mạnh Bộ Tài nguyên và Môi trường mong muốn được trao đổi các thông tin, giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị của Việt Nam. Từ các đề xuất tại Hội nghị sẽ được chuyển hoá thành hành động cụ thể và thiết thực, hướng đến một BẦU TRỜI XANH, KHÔNG KHÍ SẠCH cho các đô thị lớn trên cả nước. Trang Thông tin Bộ trưởng trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Bộ trưởng.